gia tri12312slide3hoaslide6daoslide8sen
sologun

Đề nghị cho DN quản lý tiền bán hàng tồn đọng tại cảng biển

 

 

Hiệp hội Cảng biển Việt Nam vừa đề nghị cơ quan chức năng không xác lập quyền sở hữu Nhà nước đối với hàng tồn đọng, đồng thời giao cho DN kinh doanh cảng biển quản lý số tiền thu được từ bán hàng tồn đọng.

Hiệp hội cảng biển Việt Nam đề nghị với hàng hóa tồn đọng thông thường không xác lập quyền sở hữu Nhà nước mà giao cho DN cảng chủ động tổ chức kiểm kê, phân loại hàng hóa, thuê công ty có chức năng định giá hàng hóa, thuê tổ chức đấu giá…Việc xác lập quyền sở hữu Nhà nước chỉ thực hiện với hàng hóa có dấu hiệu vi phạm hoặc giá trị cao.

 

Ngày 11-9, trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, một cán bộ Đội Kiểm soát Hải quan Hải Phòng cho biết: Căn cứ Nghị định 29/2014/NĐ-CP; Thông tư 203/2014/TT-BTC, hàng hóa tồn đọng nằm trong địa bàn hoạt động hải quan do Cục trưởng Cục Hải quan nơi quản lý địa bàn đó xác lập quyền sở hữu Nhà nước.

 

 

Theo Bộ Tài chính, vấn đề xác lập quyền sở hữu Nhà nước đối hàng hóa tồn đọng đã được Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo (theo thông báo tại văn bản 212/TB-VPCP ngày 7-7-215 của Văn phòng Chính phủ) thực hiện đúng quy định của Nghị định 29/2014/NĐ-CP và các văn bản liên quan (nghĩa là việc xác lập quyền sở hữu Nhà nước đối với hàng tồn đọng do cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện-PV).

Đối với vấn đề rà soát, quản lý, Phó Thủ tướng giao Bộ Tài chính chỉ đạo lực lượng Hải quan thực hiện, đồng thời Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo DN kinh doanh cảng tích cực phối hợp, tạo điều kiện cho lực lượng Hải quan tăng cường soi chiếu container.

Liên quan đến hỗ trợ DN kinh doanh cảng khắc phục khó khăn do việc hàng hóa tồn đọng gây ra, Bộ Tài chính nghiên cứu cơ chế phù hợp để hỗ trợ DN.

Tính đến đầu tháng 3-2015, tại khu vực cảng Hải Phòng còn tồn 4.818 container, trong đó có tới 3.675 container tồn đọng từ tháng 8-2014 trở về trước và 1.143 container quá hạn làm thủ tục (quá từ 90 ngày trở lên) được đưa về cảng từ tháng 8-2014 đến nay.

Hàng hóa tồn đọng ở cảng Hải Phòng tập trung vào 8 nhóm: Hàng hóa của Vinashin, Vinalines (183 container); cao su, lốp ô tô đã qua sử dụng (2.443 container); nhựa phế liệu (164 container); giấy phế liệu (212 container); sắt thép phế liệu (21 container); quần áo các loại (188 container); linh kiện điện, thiết bị điện, đồ điện tử đã qua sử dụng (144 container); hàng hóa khác như vải, gỗ, muối, bách hóa, nông sản… (1.463 container).

Theo báo Hải Quan.