gia tri12312slide3

A PHP Error was encountered

Severity: Warning

Message: getimagesize() [function.getimagesize]: php_network_getaddresses: getaddrinfo failed: Temporary failure in name resolution

Filename: models/banner_model.php

Line Number: 41

A PHP Error was encountered

Severity: Warning

Message: getimagesize(http://www.talogistics.vn/uploads/banner/2015/03/21/1_1426905684.jpg) [function.getimagesize]: failed to open stream: php_network_getaddresses: getaddrinfo failed: Temporary failure in name resolution

Filename: models/banner_model.php

Line Number: 41

hoaslide6daoslide8sen
sologun

Ô tô, điện thoại di động vẫn đổ mạnh về Việt Nam

 

 

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, trong 8 tháng đầu năm, mặc dù nhóm hàng cần kiểm soát và hạn chế nhập khẩu được kiểm soát tốt, nhưng kim ngạch ô tô nguyên chiếc dưới 9 chỗ vẫn tăng 63,3% về lượng và điện thoại di động tăng 7,6% so với cùng kỳ. 

Hàng xa xỉ đổ về Việt Nam vẫn tăng mạnh 

Chia sẻ với báo chí, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, tháng 8 vừa qua, kim ngạch nhập khẩu trong nước ước đạt 14,6 tỷ USD, giảm 0,5% so với tháng trước và tăng 18,7% so với cùng kỳ năm 2014. Tính chung 8 tháng năm 2015, kim ngạch nhập khẩu ước khoảng 109,9 tỷ USD, tăng 16,4% so với cùng kỳ. Trong đó, khu vực 100% vốn trong nước ước đạt 44,7 tỷ USD, tăng 7,7%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 65,2 tỷ USD, tăng 23,2%. 

Trong tháng 8, nhóm kim ngạch nhập khẩu của nhóm hàng cần nhập khẩu, ước khoảng 12,9 tỷ USD, giảm 0,6% so với tháng trước và tăng 19,4% so với cùng kỳ. Kim ngạch nhập khẩu 8 tháng đầu năm ước khoảng 97,0 tỷ USD, chiếm 88,3% tổng kim ngạch nhập khẩu, tăng 16,3% so với cùng kỳ. 

Lãnh đạo Bộ Công Thương cũng cho biết, trong 8 tháng đầu năm 2015, giá nhập khẩu các mặt hàng trong nhóm hàng cần nhập khẩu giảm so với cùng kỳ, trong đó giảm mạnh nhất là dầu thô giảm 44,0%, khí đốt hóa lỏng giảm 43,4%, xăng dầu giảm 40%. 

Ở nhóm hàng cần kiểm soát nhập khẩu, tháng 8, kim ngạch nhập khẩu ước khoảng 597 triệu USD, giảm 8,2% so với tháng trước và tăng 16,1% so với cùng kỳ. Kim ngạch nhập khẩu 8 tháng đầu năm ước khoảng 4,4 tỷ USD, chiếm 4% tỷ trọng nhập khẩu và tăng 10,6% so với cùng kỳ. 

Riêng đối với nhóm hàng cần hạn chế nhập khẩu, đại diện Bộ Công Thương cũng cho biết, kim ngạch nhập khẩu tháng 8 ước khoảng 500 triệu USD, giảm 1,5% so với tháng trước và tăng 12,9% so với cùng kỳ. Kim ngạch nhập khẩu nhóm này trong 8 tháng đầu năm ước khoảng 4 tỷ USD, tăng 6,1% so với cùng kỳ. 

“Trong 8 tháng đầu năm, mặc dù nhóm hàng cần kiểm soát và hạn chế nhập khẩu được kiểm soát tốt, nhưng kim ngạch ô tô nguyên chiếc dưới 9 chỗ vẫn tăng 63,3% về lượng. Cùng với đó, nhập khẩu điện thoại di động cũng tăng 7,6% so với cùng kỳ”, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết. 

Cũng theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, trong 8 tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu từ Châu Á vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong số các thị trường nhập khẩu của cả nước chiếm 81,5%. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu từ ASEAN chiếm gần 16%, các nước Đông Á chiếm 68,7%, riêng Trung Quốc chiếm 14,5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước. 

Như vậy, nhập siêu tháng 8 ước 100 triệu USD, bằng 0,7% kim ngạch xuất khẩu. Tính chung 8 tháng, cả nước nhập siêu 3,6 tỷ USD, bằng khoảng 3,4% tổng kim ngạch xuất khẩu. Khu vực FDI (không kể dầu thô) xuất siêu 6,65 tỷ USD; nếu kể cả dầu thô, khu vực FDI xuất siêu gần 9,4 tỷ USD. Nhập siêu của khu vực doanh nghiệp trong nước ước đạt khoảng 13 tỷ USD. 

Xuất nhập khẩu trong tháng cuối năm sẽ gặp nhiều khó khăn 

Theo Bộ Công Thương, trong 8 tháng đầu năm, xuất khẩu của nhóm hàng công nghiệp chế biến tiếp tục giữ vai trò quan trọng góp phần vào tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu chung. Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này tăng trưởng khoảng 18,6% so với cùng kỳ năm 2014 (trong khi đó nhóm hàng nông sản, thủy sản giảm 10,2% và nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản giảm 46,6%). 

Đưa ra nguyên nhân của việc nhóm hàng nông lâm thủy sản giảm 10,2%, Thứ trưởng Đỗ  Thắng Hải cho biết, do sự sụt giảm kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng thủy sản và 3 mặt hàng nông sản chủ lực gồm gạo, cà phê và cao su. 

Theo lãnh đạo Bộ Công Thương, xuất khẩu thủy sản và gạo giảm do nguồn cung của các nước xuất khẩu dồi dào, dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, đặc biệt là cạnh tranh từ Thái Lan, Ấn Ðộ. Cùng với đó, giá dầu thô giảm kéo theo chính sách duy trì giá trị đồng nội tệ thấp để thúc đẩy xuất khẩu của nhiều quốc gia, đồng thời dẫn đến hạn chế nhập khẩu.  

Dự báo về những thách thức về hoạt động xuất nhập khẩu trong những tháng cuối năm, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho rằng, Việt Nam sẽ đối mặt với một số khó khăn. Theo đó, giá và lượng xuất khẩu của nhiều mặt hàng nông sản và khoáng sản giảm sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến sự gia tăng kim ngạch xuất khẩu. Cùng với đó, việc tăng trưởng xuất khẩu phụ thuộc khá lớn vào sản phẩm xuất khẩu của một số ít doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài, chưa bảo đảm tính bền vững trong tăng trưởng xuất khẩu, nhất là trong trường hợp các doanh nghiệp này bị suy giảm doanh số tiêu thụ hay gặp những biến cố bất thường khác. 

Ngoài ra, xuất khẩu của khối doanh nghiệp trong nước dự kiến tăng trưởng ở mức thấp, do các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của khu vực này là nông sản, thủy sản và khoáng sản đang bị suy giảm. Đặc biệt, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu nhiều nguyên, nhiên liệu phục vụ sản xuất và xuất khẩu, do đó phụ thuộc nhiều vào thị trường cung cấp ở nước ngoài, nên khi giá cả và chính sách biến động sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu.

Theo Báo điện tử VnMedia